“Dòng sữa canxi hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam, nguyên liệu 100% nhập khẩu từ New Zealand hay sữa mát, tăng cân phát triển toàn diện, chất lượng quốc tế…” là những lời quảng cáo đầy lôi cuốn của Opticare khiến các phụ huynh sẵn sàng móc hầu bao để mua sữa cho con. Tuy nhiên giới chuyên môn cảnh báo: Đừng quá vội tin những lời quảng cáo”
Dạo quanh 1 vòng các trang mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, dễ dàng bắp gặp những lời quảng cáo có cánh về chất lượng, hiệu quả của dòng sữa Opticare từ 0-12 tháng tuổi và 1-10 tuổi mang lại cho trẻ nhỏ.
Các quảng cáo cuốn hút khiến người dùng “sập bẫy”!
Những lời quảng cáo với vô số dẫn chứng được đưa ra rất cụ thể đã khiến nhiều khách hàng sẵn sàng chuyển sang sử dụng Opticare cho con trẻ. Khách hàng tin đây là sản phẩm sữa chất lượng bởi nhà sản xuất có “đủ loại giấy tờ chứng nhận” về quy trình sản xuất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện rất nhiều nhãn hàng sử dụng chiêu trò “chứng nhận” để “lừa” người tiêu dùng tin vào chất lượng. Thực tế chất lượng phía sau những loại giấy tờ này như thế nào thì người tiêu dùng chẳng thể kiểm soát. Bởi cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều trường hợp nhãn hàng sữa bột toàn tiếng Tây, bao bì đẹp mắt, quảng cáo chất lượng cao, đảm bảo về an toàn thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng cao, sản xuất trên quy trình tiên tiến đạt chuẩn quốc tế nhưng thực tế quy trình sản xuất lại là công nhân mặc áo cộc tay, quần đùi… rồi tay trần để đưa sản phẩm vào trong lon.
Phía sau những sản phẩm bao bì bắt mắt, đầy đủ giấy tờ chất lượng có thể là quy trình sản xuất xô chậu, không đạt chuẩn.
“Tôi được nghe quảng cáo sữa canxi hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam, nguyên liệu 100% nhập khẩu từ New Zealand, sữa mát, tăng cân phát triển toàn diện, lại có giấy tờ đầy đủ nên mua ít hộp Opticare tặng cháu .Tính ra giá thành cũng không hề rẻ so với mặt bằng chung nhưng hiệu quả cũng chẳng “thần thánh” như quảng cáo. Dùng hết hộp đầu tiên, nhận thấy những bấp cập trong quá trình sử dụng, gia đình đã phải ngừng sử dụng. Mình vừa mừng vừa lo. Mừng vì may cháu dùng chưa xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng. Lo vì không biết còn bao người sẽ bị “lừa” giống mình” – Chị Trần Thanh Hà (Hoàng Mai-Hà Nội) chia sẻ.
Cũng như chị Trần Thanh Hà, có rất nhiều khách hàng “sập bẫy” vì những hiệu quả quảng cáo có cánh, về những công dụng được thổi lên của sữa. Như dòng sữa Opticarre: thành phần 100% nhập khẩu từ New Zealand, chống táo bón, tiêu hóa tốt, ăn ngon, tăng cân phát triển toàn diện. Tuy nhiên các cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo, hiện nay, chất lượng sữa đang rất phức tạp là do công tác quản lý gặp nhiều khó khăn bởi thực tế nguyên liệu sữa bột chủ yếu nhập từ nước ngoài dù có kiểm tra trước khi nhập vào nhưng sau đó, nhà sản xuất áp dụng chế biến như thế nào thì người tiêu dùng chẳng thể biết. Ngoài ra khi đăng ký với các cơ quan chức năng, nhà sản xuất thường chọn mẫu tốt nhất để xét nghiệm. Chất lượng sản phẩm có đạt như lúc đầu hay không thì không thể kiểm soát được vì vấn đề “hậu kiểm” chưa được làm thường xuyên. Dẫn đến tình trạng phổ biến hiện nay đó là “sữa chỉ tốt trên văn bản nhãn hàng công bố”. Vì vậy nhà sản xuất tha hồ “nổ” còn người tiêu dùng thì trong cảnh “may nhờ, rủi chịu”.
Những phân tích rất cụ thể về sản phẩm khiến người tiêu dùng đặt niềm tin vào sản phẩm.
Với quan sát bằng mắt thường, việc phân biết được sữa thật, giả, chất lượng tốt, xấu là rất khó, đôi khi “đòi được vạ thì má đã sưng”. Bi kịch từ sữa giả, sữa kém chất lượng đã gây ra rất nhiều hậu quả đau lòng, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của quốc gia. Vì vậy người dùng cần đặc biệt lưu tâm khi lựa chọn sữa cho con, ngoài yếu tố giá cả nên chọn những nhãn hàng uy tín, tránh bỏ tiền mua phải các loại hàng dù hình thức bắt mắt nhưng chất lượng không đảm bảo.