Vào mùa hè năm 2022, WikiFx đã ngang nhiên tổ chức Triển lãm tài chính WikiExpo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện năm đó đã diễn ra trong sự bàn tán của giới tài chính và thách thức cả sự can thiệp của pháp luật. Thông qua sự kiện đã có không ít nhà đầu tư bị sập bẫy bởi các sàn môi giới lừa đảo nhưng lại được WikiFx đánh giá tốt. Liệu năm nay, WikiFx có còn dám bất chấp tất cả để mang WikiExpo trở lại ?
Triển lãm tài chính WikiExpo tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào năm 2019
Trong những năm gần đầy, trong thị trường tài chính đột nhiên nổi lên một dịch vụ trung gian, giúp các nhà môi giới chứng khoán quốc tế, forex,.. tiếp cận với các nhà đầu tư F0 thông qua ứng dụng WikiFx. Thậm chí, WikiFx còn được ưu ái gọi là “bảng đánh giá tín nhiệm sàn forex”.
Thế nhưng, hoạt động của công ty này có hoàn toàn xứng đáng với hai chữ “tín nhiệm” mà cộng đồng đầu tư dành cho WikiFx hay không ?
(Nguồn ảnh từ fanpage WikiFx Việt Nam)
Chỉ trong một thời gian ngắn, WikiFx đã trở thành công cụ không thể thiếu trong quá trình chọn lựa sàn giao dịch của các nhà đầu tư “chân ướt chân ráo” mới bước vào thị trường. WikiFx từ một trang tra cứu và đánh giá sàn đơn thuần đã dẫn biến tướng trở thành cầu nối và tiếp tay cho các nhà môi giới nước ngoài không rõ thật hay ảo. WikiFx ký hợp động và nhận quảng cáo bất chấp cho sàn chứng khoán phái sinh bất hợp pháp, thông tin giấy phép sàn chưa xác thực, gián tiếp khiến các nhà đầu tư sa bẫy.
Tháng 06/2022, WikiFx đã tổ chức sự kiến Triển lãm tài chính tại Tp.HCM. Sự kiện mang tên WikiExpo với chủ đề chính: “Triển lãm tài chính WikiExpo sẽ – nơi hội tụ anh tài ngành Forex Việt”. Với sự tham gia của hơn 30 chuyên gia tài chính hàng đầu Việt Nam sẽ tham gia triển lãm. Nhà đầu tư tham gia còn được nhận những giải thưởng hấp dẫn và giá trị.
Đúng như dự đoán sự kiện đã thu hút số lượng lớn các nhà tài trợ, là các sàn môi giới Forex nước ngoài đã mạnh tay chi tiền để trở thành nhà tài trợ cho sự kiện. Các nhà đầu tư F0 nhất là thế hệ Gen Z chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường Forex là đối tượng chính bị dắt mũi và đăng ký tham gia rất nhiều vào sự kiện tài chính này.
Theo nội dung chia sẻ của anh H.Q.N – nhà đầu tư đã từng tham gia sự kiện do WikiFx đứng ra tổ chức thì thị trường chứng khoán có quá nhiều nhà đầu tư mới kể từ sau đợt dịch, và cả thị trường chứng khoán quốc tế cũng vậy, nhất là các bạn trẻ muốn trải nghiệm và muốn kiếm tiền từ thị trường này nhưng chưa có quá nhiều hiểu biết về forex và đại đa số các bạn đều muốn nhanh chóng giao dịch nên thường trao đổi thông tin trong hội nhóm tín hiệu đầu tư trên mạng xã hội hay telegram,… nơi mà những hoạt động lừa đảo vẫn diễn ra hằng ngày. Vì thế sự xuất hiện của WikiFx đã thu hút không ít sự quan tâm của công chúng đặc biệt là nhà đầu tư chưa biết bắt đầu từ đâu
Không khó để nhận thấy sự kiện WikiExpo được tổ chức với mục đích quảng bá cho các sàn môi giới chứng khoán và tạo ra cơ hội để các nhà đầu tư có thể tiếp cận nhanh chóng dễ dàng với môi trường tài chính quốc tế hơn. Nhưng thực chất ẩn nấp đằng sau sự kiện chỉ đơn thuần là công cụ kiếm tiền của WikiFx, WikiFx đã lợi dụng sức ảnh hưởng của mình để hút máu nhà tài trợ và lừa dối nhà đầu tư một cách trắng trợn.
Diễn giả tham gia sự kiện Triển lãm tài chính WikiExpo tại Thành phố Hồ Chí Minh Nguồn Website WikiFx
“Còn nhớ sự kiện WikiExpo mấy năm trước tổ chức lớn lắm, nhà tài trợ chủ yếu đến từ các sàn môi giới forex nước ngoài, nhưng các sàn Trung Quốc thì chiếm đa số. Đừng tưởng cứ muốn tham gia là được, nghe đâu mỗi sàn muốn có mặt trong sự kiện phải trả khoản phí đâu đó 1000 – 50.000 đô, chưa kể còn có cả chi phí quảng cáo nữa. Cụ thể thì nhà tài trợ Vàng sẽ đóng 20.000 đô, nhà tài trợ sẽ được 10 phút phỏng vấn qua video và thuyết trình giới thiệu sàn 15-20 phút nữa, logo thì được gắn trên website ở vị trí trung tâm và hiển thị trên website của triển lãm. Chưa hết, ngay cả lối vào, trưng bày standee quảng cáo, wifi, sạc điện, chỗ ngồi, đồ uống,… đều có gói tài trợ từ 1000 – 8000 đô cho nhà môi giới muốn hiện diện thương hiệu của mình. Triển lãm thu hút hàng trăm nhà môi giới trong và ngoài nước, nhìn chung thì thấy mục đích của cái triển lãm cũng hay nhưng cái dở là bọn WikiFx này lại đề cao tính chất kiếm tiền tài trợ và bỏ qua sự mình bạch và mô hình giao dịch của các sàn. Vô hình chung gián tiếp “lùa gà về chuồng” cho những nhà môi giới không biết thật hay ảo này. Haizz” – Nhà đầu tư H.Q.N nói thêm.
Chưa dừng lại ở đó, website WikiFx.com đã bị một số nhà mạng tại Việt Nam thẳng tay chặn hoạt động, chính Trung tâm An toàn thông tin Quốc gia cũng đưa ra thông báo chính thức về việc WikiFx có dấu hiệu vi phạm pháp luật (tấn công mạng, lừa đảo, vi phạm bản quyền, dịch vụ không phép,…) nên đã bị chặn.
Website WikiFx.com đã bị một số nhà mạng tại Việt Nam thẳng tay chặn hoạt động
Kết
WikiFx không những hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam mà họ còn ngày càng thích nghi với sự thay đổi của thị trường và tiếp tục bành trướng qua các sự kiện lớn quy tụ hàng trăm đại diện sàn môi giới forex tại Việt Nam. Thậm chí còn chạy quảng cáo để quảng bá sự kiện và thương hiệu. WikiFx không hề có giấy tờ pháp lý hợp pháp nào tại Việt Nam mà chỉ đơn thuần là một ứng dụng tra cứu sàn đơn thuần. Nhà đầu tư khi đã trót tin tưởng vào WikiFx mà nạp tiền theo các sàn giao dịch dựa trên số điểm cao ngất ngưỡng và hàng loạt bình luận khen tại WikiFx. Sau khi mất trắng tiền mà không có cách nào lấy lại thì cũng không thể quay ra trách WikiFx được và càng không có cách nào lấy lại số tiền mình đã mất. Nhà đầu tư cần hết sức lưu ý và cảnh giác với mô hình đánh giá sàn tiềm ẩn nhiều dấu hiệu lừa đảo như WikiFx.